image banner
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

 

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Giới thiệu khái quát chung về xã Yên Khánh

Xã Yên Khánh trước đây gọi là xã Khánh Hòa ra đời năm 1948 ( do 2 tổng ghép lại) gồm 6 thôn: Thôn An Lạc, Từ Liêm thuộc tổng Vũ Xá, thôn Dưỡng Chính, Xuất Cốc, An Liêm và Tu Cổ thuộc tổng Phùng Xá. Đến năm 1957, sau cải cách ruộng đất theo sự chỉ đạo của trên, các huyện tiến hành điều chỉnh và thay đổi tên hành chính các xã. Ở Ý Yên, các xã thống nhất đều lấy chữ Yên đứng đầu, do vậy xã Khánh Hòa đổi thành xã Yên Khánh cho đến ngày nay.

Xã Yên Khánh, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định là một xã nằm ở phía Tây Bắc huyện Ý Yên, có diện tích đất tự nhiên là 612,8 ha. Phía Bắc giáp xã Yên Chính, Yên Bình; Phía Nam giáp xã Yên Phong; Phía Tây giáp xã Yên Phú, Yên Hưng và Phía Đông giáp Thị trấn Lâm. Xã có 2250 hộ với 6320 nhân khẩu, sinh sống tại 04 Thôn. Yên Khánh được biết đến là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, là quê hương anh hùng trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Nhân dân Yên Khánh anh dũng trong chiến đấu, cần cù, sáng tạo trong học tập, lao động và sản xuất.

anh tin bai

Đảng bộ xã Yên Khánh có 403 đảng viên, sinh hoạt ở 8 chi bộ. Những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tầng lớp nhân dân xã Yên Khánh luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, nỗ lực, chủ động khắc phục khó khăn, phát huy nội lực thực hiện toàn diện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo Quân sự, quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.  Đến năm 2020, xã Yên Khánh đã hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng NTM nâng cao, là một trong 6 xã của huyện Ý Yên được UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2020. Diện mạo nông thôn Yên Khánh đổi mới rõ nét, cơ sở hạ tầng như điện, đường trường trạm được đầu tư nâng cấp phục vụ nhu cầu dân sinh. Gần 31km đường trục xã, trục thôn, đường dong ngõ  của địa phương đều được trải nhựa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn; Trên 7km đường trục chính nội đồng được cứng hóa bằng bê tông.

anh tin bai

    Các thôn đã triển khai lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng trong khu dân cư với tổng 716 cột đèn được làm bằng thép mạ kẽm đảm bảo tiêu chuẩn. Các nhà văn hóa thôn với đầy đủ các công trình phụ trợ và các thiết chế văn hóa; trên 90% gia đình đạt gia đình văn hóa; 02 cơ quan, 03 trường học có nếp sống văn hóa. Sản xuất nông nghiệp được cơ giới hóa ở nhiều khâu, đời sống vật chất chuyển biến theo hướng hiện đại.

anh tin bai

 
anh tin bai

Xã Yên Khánh xưa kia có quần thể cụm di tích Đình - chùa Hối - và hàng loạt phế tích Quán, Am thờ, Miếu được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa. Căn cứ nội dung các đạo sắc phong, hệ thống văn bia, bài vị, tượng thờ…, quần thể di tích ở xã Yên Khánh là nơi thể hiện sự dung hợp tín ngưỡng tôn giáo của người Việt thông qua việc thờ tự: Thiên thần, nhiên thần, nhân thần và thờ Phật. Chùa Hối ngoài thờ Phật còn phối thờ thần và thờ mẫu. Nội dung đạo sắc phong vào niên hiệu Khải Định 2 (1917) và Khải Định 9 (1924) cùng bài vị đã khẳng định tại đây thờ tự vị thần, và Mẫu. Chùa Hối được xây dựng ở gò đất bằng phẳng, mặt quay về hướng đông nam. Chùa được thiết kế theo kiểu " Nội công ngoại kích", gồm 100 gian, trong đó các gian chính xếp theo hình chứ " Đinh" : Bái đường 3 gian 2 chái, tam bảo 3 gian. Tòa bái đường lợp ngói nam, trang trí họa tiết cánh sen. Nối liền tòa bái đường là tam bảo được xây dựng theo kiểu giao mái bắt vần, tạo thành mặt bằng kiểu chữ đinh. Hiện nay trong chùa Hối còn lưu giữ được một số bảo vật thời Lý, tiêu biểu là pho tượng tượng Phật với những nét chạm trổ tinh tế, Khánh đá, Giếng Ngọc ..... và bảo vật quốc gia đang lưu giữ tại chùa . Các hiện vật thời Lý tại quần thể di tích Đình - chùa Hối và phế tích là minh chứng cho một vùng địa linh, còn lưu giữ nhiều giá trị đặc sắc về lịch sử, văn hóa cũng như kiến trúc, nghệ thuật. Cùng với giá trị kiến trúc, lịch sử - văn hóa, các ngôi chùa cổ ở Ý Yên còn là căn cứ hoạt động cách mạng trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Những năm 1928, 1929, chùa Hối là một trong những cơ sở hoạt động của Chi hội Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội ở huyện Phong Doanh (nay là huyện Ý Yên). Năm 1970, chùa Hối là nơi chứa vũ khí của Huyện Đội Ý Yên, là nơi mở các lớp giáo dục tiểu học xã Yên Khánh, từ năm 1945 đến năm 1954 là nơi hoạt động của cán bộ cách mạng. Do vị trí chùa ở giữa cánh đồng nên lực lượng tự vệ địa phương thường bố trí canh gác đánh địch càn vào làng. Từ năm 1965 đến năm 1968, chùa Hối là kho lương thực và là nơi làm việc của cán bộ UBND xã Yên Khánh và huyện Ý Yên. Ngày nay, chùa Hối được gọi là chùa Linh Quang, di tích lịch sử-văn hóa cấp tỉnh, nơi thờ Vua Trần Nhân Tông và thờ phật.

Kinh tế nông nghiệp duy trì phát triển bền vững, 6 tháng đầu năm 2022 thu nhập bình quân từ nông nghiệp ước đạt 41,3 tỷ đồng. Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp có bước khởi sắc đi lên. Thu nhập bình quân đầu người trong xã hiện đạt 57 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,3%. Nhân dân chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương, tích cực thi đua lao động sản xuất xây dựng và phát triển gia đình, làng xóm quê, hương ngày càng giàu mạnh bền vững đi lên trên con đường xây dựng nông thôn mới nâng cao, nâng thôn mới kiểu mẫu./. 

Cơ quan chủ quản: Xã Yên Khánh- Huyện Ý Yên
Địa chỉ: Xã Yên Khánh - huyện Ý Yên- tỉnh Nam Định
Email: xayenkhanh.yyn@namdinh.gov.vn
  
Chung nhan Tin Nhiem Mang